Hướng dẫn phân tích tác phẩm Hứng trở về – Ngữ văn 10

()

Đang tải…

HỨNG TRỞ VỀ

(Quy hứng)

Nguyễn Trung Ngạn

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, ngựời làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là An Thi., Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, từng làm đến chức Thượng thư. Ông để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.

2.Bài thơ Hứng trở về là bài thơ thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thế hiện bằng nỗi nhớ quê hương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống hết sức bình dị ở quê nhà. Nỗi nhớ quê da diết thôi thúc tác giả quay về dù dang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa.
II.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1.Nỗi nhớ quê hương luôn là cảm xúc thường trực của người li khách. Điều đáng lưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

2.Thở văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu nước và người ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ “Quy hứng’’, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ li hương. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của người li khách. Nhưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hương đưa thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến,khó phai.

Xem thêm  Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật Lý lớp 10 – Trường THPT Bắc Sơn

Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về, sống sung sướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo nhưng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời thường.

Thấy bài viết hay hãy đánh giá làm động lực cho chúng tôi bạn nhé

Chọn số sao muốn đánh giá

Xếp hạng trung bình / 5. Số lượng đánh giá:

Chưa có đánh giá nào cho bài viết. Bạn hãy đánh giá để làm người đánh giá đầu tiên cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.