Phân tích, bình giảng tác phẩm Hồi trống cổ thành (trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung) – Ngữ Văn 10

()

Đang tải…

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

(Trích Tam quốc diễn nghĩa – LA QUÁN TRƯNG)

Hồi trống Cổ Thành chỉ là một đoạn trích ngắn từ giữa Hồi 28 : “Chém Sái Dương Linh em hoà giải – Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự có cốt truyện hoàn chỉnh, tức diễn ra qua các bước thường thấy : trình bày (giới thiệu nhân vật, sự việc hoàn cảnh), khai đoan (hoặc mở mối : sự việc bắt đầu), phát triển (các biến cố tiếp diễn), thắt nút (hoặc đỉnh điểm, cao trào), mở nút (thường đồng thời cũng là kết thúc).

Phần đầu đoạn trích trình bày những việc diễn ra trước khí Trương Phi, nhân vật trung tâm của đoạn trích, xuất hiện. Quan Công, sau khi thoát khỏi tay Tào Tháo, nghe lời Tôn Càn9 đưa hai vợ của Lưu Bị ĩà Cam phu nhân và Mi phu nhân đi về Nhữ Nam gặp Lưu Bị. Trên đường về Nhữ Nam, được biết Trương Phi sau khi thua trận đã chiếm được cổ Thành làm căn cứ, Quan Công rất mừng, “liền sai Tôn Càn vào thành báo tin bảo Trương Phi ra đón”. Tôn Càn vừa nói xong, Trương Phi đã đùng đùng thịnh nộ, “chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”, “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Còn Quan Công, thấy

(I) Hồi Cổ Thành : về đến cổ Thành.

Trương Phi, lại “vô cùng mừng rỡ, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón”. Tinh hình diễn ra quá bất ngờ, sự việc chính đã bắt đấu, mâu thuẫn đã bùng nổ mà một bên liên quan vẫn chưa hề rõ đầu đuôi câu chuyện. Quá trình phát triển các biến cố dần phơi bày nguyên nhân sự việc và đẩy mâu thuẫn tới cao trào. Quan Công nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào, tưởng đé uốn nắn thái độ quá khích của Trương Phi, không ngờ lại như đổ dầu vào lửa, càng làm cho Trương Phi thêm phẫn nộ. Theo Trương Phi, Quan Công ở với Tào một thời gian, nhận tước hàm Tào phong cho là đã phản bội; đã phản bội còn rêu rao “nghĩa vườn đào”, lại càng đáng căm thù và phỉ nhổ. Biết lâm vào tình thế “khó nói”, Quan Công đã kiên trì, bình tĩnh lần lượt nhờ Cam phu nhân, Mi phu nhân rồi Tôn Càn minh oan song thảy đều vô hiệu. Với Trương Phi, về chuyện trung thành hay phản bội, một vấn đề cực kì trọng đại, dẫu có “trăm nghe” cũng không thể coi là chứng cứ, cũng không thể bằng “một thấy”. Trương Phi không chỉ nghĩ rằng Quan Công đã phản bội mà còn nghi ngờ lần này đến là để lừa bắt mình. Để tự minh oan, Quan Công chỉ còn cách đưa ra một “chứng cứ” mà chính Quan Công cũng tưởng là đủ hùng hồn để thuyết phục Trương Phi : “Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ !”. Cũng không ngờ, đúng thời điểm ấy, bụi bay mù mịt, một toán quân mã mang cờ hiệu của Tào kéo đến. Việc rõ ràng mười mươi như tát vào mặt Quan Công, như xác nhận hoàn toàn sự phản bội của Quan Công, đã đưa mâu thuẫn đến cao trào. Trương Phi “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Lại cũng không ngờ, chính việc quân Tào kéo đến đó là cơ hội duy nhất để Quan Công có thể dùng hành động tự minh oan, để Trương Phi “thấy” trực tiếp, sự trung thành của Quan Công, để cái nút đã thắt quá chặt được tháo gỡ. Điều lí thú là việc mở nút, qua ngòi bút tài hoa của tác giả, đã diễn ra một cách không chút dễ dàng và việc kết thúc câu chuyện cũng không diễn ra một cách chóng vánh. Sái Dương tuy vốn không phải là đối thủ của Quan Công nhưng cũng không phải là tay vừa. Dưới trướng của Tào, trừ Trương Liêu và Từ Hoảng là thân với Quan Công, “các tướng ai cũng kính phục (Quan Công), duy chỉ có Sải Dương là không phục” (Hồi 27) ; thêm vào đó, Quan Công vừa giết Tần Kì là cháu của Sái Dương. Quyết tâm trả thù có thể nhâri lên gấp bội sức mạnh của Sái Dương. Điều kiện của Trương Phi đặt ra lại vô cùng khắc nghiệt : Quan Công không chỉ phải chém Sái Dương mà còn phải chém được trong thời gian ngắn nhất, với thời lượng chỉ được tính bằng ba hồi trống trận ! Thế nhưng, “chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”. Tưởng thế là mọi việc đã rõ và câu chuyện đi nhanh đến kết thúc, song thực tê vẫn thường phức tạp hon ta nghĩ. Sau khi nghe một tên lính Tào kể chuyện đầu đuôi nhằm giải thích ỉí do Tần Kì đến cổ Thành, Trương Phi còn “hỏi kĩ việc ở Hứa Đô” và chỉ sau khi “Tên lính kể hết nông nỏi từ đẩu đến cuối. Bấy giờ Phi mới tin anh là thực”. Đến thế rồi, tác giả vẫn chưa để cho Trương Phi vội biểu lộ rõ thái độ. Từ xa, lại có mấy chục quân kị mã kéo tới. “Phi lấy làm hồ nghi”, ra xem thì hoá ra quân của Mi Chúc, Mi Phương, người nhà của Mi phu nhân ! Có người mới đến, hai phu nhàn lại có dịp “kể lại những việc Quan Công đã trải qua”. “Trương Phi nghe hết chuyên, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”.

Xem thêm  Đề thi học kỳ I Toán 10 – Trường THPT Việt Mỹ Anh

Chỉ đến lúc ấy, màn kịch nhỏ mới thực sự kết thúc, kết thúc một cách viên mãn và hợp lí. Nói là “nhỏ” vì tuy việc “chém Sái Dương” đã đưa đến kết quả là “anh em hoà giải” song đích “tôi chúa đoàn viên” vẫn chưa đạt. Bởi vậy, ngay sau đó, hai anh em liền kéo đến Nhữ Nam để gặp Lưu Bị. Không ngờ, do ở đây thiếu quân, Lưu Bị lại buộc phải quay về Hà Bắc thương lượng với Viên Thiệu. Lo lắng và sốt ruột, Quan Công đòi đi ngay sang Hà Bắc song Tôn Càn đã can rtgăn, khuyên hai anh em trở về cổ Thành để mình sang Hà Bắc đón Lưu Bị rồi cùng về Cổ Thành tụ hội…

Câu chuyện diễn ra qua hàng loạt biến cố bất ngờ đầy kịch tính. Bất ngờ mà lại là tất yếu, hợp lô gích. Có thể chứng minh không khó khăn tính tất yếu của mỗi biến cố dường như bất ngờ trong đoạn trích. Có lẽ bất ngờ nhất ỉà sự xuất hiện đột ngột của Sái Dương. Như trên đã nói, trong các tướng Tào, chỉ có một mình Sái Dương là không phục Quan Công. Khi Tần Kì chưa bị Quan Công chém (cuối Hồi 26 và đầu Hồi 27) tác giả đã hai lần nói đến việc Sái Dương xin đi đuổi bắt Quan Công về nhưng bị Tào Tháo cự tuyệt. Trong cuộc tranh hùng triền miên, con người hiếu thắng và tự phụ ấy ắt sẽ tìm cơ hội để đọ tài với Quan Công. Biết Quan Công chém Tần Kì, tướng Hạ Hầu Đôn của Tào đã tiên đoán là thế nào Sái Dương cũng tìm cách trả thù. Quan Công trả ơn Tào Tháo dù biết đó là người của đối phương. Sái Dương báo oán Quan Công đù Tào mấy lần ngăn cản. Cả hai điều đó đều tất yếu vì đều là sản phẩm của quan niệm ân oán cá nhân trong xã hội phong kiến. Trước sạu mâu thuẫn giữa Sái Dương và Quan Công cũng phải bùng nổ và sự bùng nổ ấy mang đến hai lần tính tất yếu ! Tài nghệ của tác giả còn là ở chỗ để cho tính tất yếu ấy bộc lộ qua những tình huống độc đáo. Hai bên quyết đấu nhưng xuất phát từ động cơ hoàn toàn khác nhau : Sái Dương báo oán, Quan Công minh oan ! Cả hai bị chạm trán nhau ở cổ Thành trên đường về Nhữ Nam, một tuyến đường không hề định trước ! Không hề định trước mà lại như điểm hẹn khó tránh ! Quan Công đền ơn Tào bằng cách chém hai tướng giỏi nhất của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Sú mà không biết anh mình đang nương náu ở Viên Thiệu.

Xem thêm  Phương trình tham số của đường thẳng – Chuyên đề Hình học 10

Buộc phải thoát khỏi Viên Thiệu, Lưu Bị chạy về Nhữ Nam và do đổ, việc Quan Công không sang Hà Bắc nữa mà đi về Nhữ Nam là đương nhiên. Còn Sái Dương, nếu được Tào cho phép sang Hà Bắc để trả thù thì cũng chẳng gặp đối thủ !

Qua những va chạm, xung đột, tính cách hai nhân vậí chính đã được thể hiện một cách sinh động, rõ nét.

Nếu xét cả cụm bốn hồi 25, 26, 27, 28 thì nhân vậí trung tâm là Quan Công. “Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm” (Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công – Tức cảnh – Hồ Chí Minh). Ớ bốn hồi này, việc vượt qua hàng loạt thử thách phức tạp, căng thẳng trong nhiều tình thế gay cấn đã làm sáng tỏ dần lòng dạ Quan Công. Dẫu lập luận “Hàng Hán chứ không hàng Tào” của Quan Công nghe ra hơi ngớ ngẩn và mang sắc thái nguỵ biện, dẫu giả dụ Trương Phi lâm vào tình thế của Quan Công thì hẳn đã có giải pháp khác…, tất cả những gì Quan Công đă làm và đã vượt qua trong bốn hồi về cơ bản vẫn đủ để khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Qua năm cửa ải, chém sáu tướng của Tào. Không chỉ thế, Quan Công còn phải mấy lần đọ sức với Hạ Hầu Đôn. Không ngờ… đến cổ Thành thì chạm trán chú em Trương Phi, viên tướng giữ “cửa quan thứ sáu”, “cửa quan tinh thần”, cửa quan khảo nghiệm lòng trung thành và tín nghĩa ! Và Quan Công đã vượt qua cuộc khảo nghiệm ấy một cách xuất sắc. Không phải chỉ bằng võ nghệ cao cường và dũng khí tuyệt vời của người anh hùng đã từng chém đầu Hoa Hùng, tướng giỏi nhất của Đổng Trác, trong nháy mắt, khi liên quân của cả mười bảy tập đoàn quàn phiệt đã gần như bó tay, mà còn với và chủ yếu với một khát vọng minh oan mãnh liệt. Không phải đến cổ Thành, Quan công mới thấm đòn của sự ngờ vực. Khi nghe tin Quan Công ở với Tào, Lưu Bị đã viết thư khiển trách nặng nề và chua chát: “Bị cùng tức hạ, kết nghĩa vườn đào, thề cùng sống thác, nay sao nửa đường bỏ nhau, cắt đứt ân nghĩa ? Tức hạ nếu muốn lập công danh, toan đường phú quỷ, Bị xin đem đầu dâng túc hụ để túc hạ lập nên công lớn…”. Xem xong, Quan Công đã “khóc to” và đau xót viết thư phúc đáp : “Khi trước giữ thành Hạ Bì, trong không có thóc chửa, ngòai không có viện binh, đã toan liều chết, nhưng vì có trọng trách đối với hai chị khônq dám quyên sinh để phụ lòng u ỷ thác của anh, cho nên còn tạm nương náu ở đây, mong có ngày cùng nhau tụ hội… Em bằng có bụng khác, thần người cùng giết. Moi gan rạch mật, bút giấy không nói hết lời… xin nhủ lòng soi xét” (Hồi 26). Với tâm cảnh ấy, ba hồi trống, tưởng như điều kiện quá khắc nghiệt đối với Quan Công, lại hoá thành ngoại lực thôi thúc Quan Công xông lên nhanh chóng diệt địch.

Xét trong đoạn trích, nhân vật trung tâm lại là Trương Phi. Không chỉ vì nhân vật đó đã tạo nên động lực của mọi tình tiết, tinh hoa tư tưởng và nghệ thuật mà còn vì nhân vật ấy cũng được khắc hoạ sinh động và rõ nét nhất. Hạt nhân trong tính cách của Trương Phi là bộc trực, thường pha chút thô lỗ và đơn giản ; song điều quan trọng hơn, những nét tính cách ấy đều là sự biểu hiện trực tiếp và thuần khiết của một phẩm chất trong sáng : trung thành tuyệt đối với sự nghiệp chung và căm thù tột độ với kẻ đầu hàng, phản bội. Tác giả đã thể hiện thành công những nét tính cách ấy trong đoạn trích qưa từng diễn biến của thái độ, dung mạo, từng động tác nhanh mạnh, dứt khoát, từng lời buộc tội hoặc khiển trách bốp chát, đanh gọn,… Không phải ngẫu nhiên, dù tính cách Trương Phi có vài nhược điểm và những nhược điểm ấy có lúc đã làm hỏng việc hoặc gây nên những chuyện phiền hà, Trương Phi vẫn là nhân vật được quần chúng lao động Trung Quốc trong trường kì lịch sử yêu mến nhất. Dĩ nhiên, không phải bao giờ Trương Phi cũng thô lỗ, đơn giản. “Thô trung hữu tế” (trong cái thô có cái tinh tế) cũng là một nét tính cách cần lưu ý ở Trương Phi. Trương Phi đã dùng mưu mẹo tinh vi để bắt sống Lưu Đại, tướng giỏi của Tào Tháo, để bắt sống thái thú Nghiêm Nhan ở đất Ba Thục mà không hề làm thương tổn một binh sĩ ! Nét độc đáo đó trong tính cách Trương Phi cũng bộc lộ khá rõ qua đoạn trích. Lời nói không thuyết phục được Trương Phi đã đành mà việc Quan Công chém Tần Kì cũng chưa làm cho Trương Phi tin ngay. Phải qua nhiều lần trực tiếp nghe và trực tiếp dò hỏi nhiều người, từ nhiều phía, Trương Phi mới tin hẳn. Thô lỗ và tinh tế là hai nét tính cách khác nhau song lại thống nhất trong cùng một nhân vật Trương Phi. Đó là biện chứng của cuộc sống. Suy ngẫm một tí sẽ thấy ngay ở đây, Trương Phi hết sức cẩn trọng, tỉ mỉ trong việc xét đoán lòng trung thành của Quan Công vì đó là một vấn đề cực kì hệ trọng và phức tạp. Để bảo đảm lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp chung, với Trương Phi trong tình huống ở cổ Thành, hạ thủ Quan Công có lẽ còn dẻ hơn là khẳng định lòng trung thành của Quan Công !

Xem thêm  Đề kiểm tra học kì II – Môn Toán lớp 10 – THPT Trần Phú – Lâm Đồng

Sự hiểu lầm giữa hai anh em là có lí do cụ thể và cuối cùng đã được tháo gỡ, song điều đáng quý là trên nền của sự cố ấy, tác giả đã triển khai một xung đột có ý nghĩa sâu sắc và phổ biến là tình trạng không thể điều hoà giữa hai phẩm chất, hai đường lối : bất khuất và đầu hàng, trung thành và phản bội. Đó là ý nghĩa khách quan lâu dài của đoạn trích. Đó cũng là lí do giải thích tại sao, khi thực dân Pháp vừa mới đặt ách đô hộ lên đất nước ta, nhà viết tuồng Đào Tấn đã lấy cảm hứng và chất liệu chính đoạn này để viết nên vở Hồi Cổ Thành nổi tiếng.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm) – Ngữ Văn 10 >>

Thấy bài viết hay hãy đánh giá làm động lực cho chúng tôi bạn nhé

Chọn số sao muốn đánh giá

Xếp hạng trung bình / 5. Số lượng đánh giá:

Chưa có đánh giá nào cho bài viết. Bạn hãy đánh giá để làm người đánh giá đầu tiên cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.