Phân tích, bình giảng tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”) – Ngữ Văn 10

()

Đang tải…

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUÂN

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226 – 1300) là con An Sinh Vương Trần Liễu và cháu gọi Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) là chú ruột. Ông là người văn võ song toàn, từng trải cả ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược. Theo sử sách, ông từng biên soạn hai tác phẩm về lí luận và nghệ thuật quân sự nhưng đều đã thất truyền. Đến nay ông chỉ còn giữ được nguyên vẹn văn bản Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) vốn được biên soạn để khuyên bảo tướng sĩ chuyên học tập võ nghệ, chuẩn bị tinh thần chiến đấu chống quân Mông – Nguyên.

Mặc dù không để lại nhiều trước tác song chính cuộc đời ông lại được các sử gia phong kiến ghi chép, truyền tụng lại đời sau. Trong số các nguồn thư tịch đó phải kể đến Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã ghi lại được nhiều sự kiện, hành động phản ánh rõ nét phẩm chất, tính cách con người Trần Quốc Tuấn.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư nhân sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm và qua đời đã ghi chép khá kĩ lưỡng những lời tâm nguyện cuối cùng cũng như lược thuật lại một vài sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời ông. Trước hết, khi được hỏi về kế sách giữ nước, Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời Triệu Đà, Đinh, Tiền Lê, Lí cho đến đương thời chiến thắng quân Mông – Nguyên. Ông đề cao nghệ thuật dùng binh với kế sách “thanh dã” (vườn không nhà trống) và “dĩ đoản binh chế trường trận”. Từ thực tế, ông tự hào nhắc lại bài học kinh nghiệm : “Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt” và đi đến khái quát về phép dùng binh : “Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ ché ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha eon thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Chính nhờ có tầm tư tưởng và nghệ thuật quân sự điêu luyện mà Trần Quốc Tuấn đã góp phần quyết định trong việc chỉ huy quân dân Đại Việt đánh tan đội quân xâm lược Mông – Nguyên khét tiếng thời bấy giờ để nhân loại ngày nay suy tôn ông là một trong những vị tướng nổi danh kim cổ. Điều quan trọng hơn, ông đề cao binh pháp nhưng đặc biệt coi trọng tình đoàn kết và trên tất cả là ý thức “khoan sức dân”. Tiếp theo Trần Quốc Tuấn, tinh thần hướng về dân “Lật thuyền mới biết dân như nước” và “Tướng sĩ một lòng phụ tử – Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” (Nguyễn Trãi) đã trở thành truyền thống và kim chỉ nam cho đường lối đánh giặc giữ nước của dân tộc ta ở mọi thời đại.

Xem thêm  Đề kiểm tra học kỳ 1 – Toán lớp 10 – Trường THPT Trần văn Kỷ (2016 – 2017)

Trong tư cách người anh hùng và ý thức hướng về giang sơn đất nước, Trần Quốc Tuấn luôn biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, gia đình. Một mặt, Trần Quốc Tuấn nghe lời trối trăng của cha về ước mong con cháu sẽ chiếm được ngôi vua nhưng lại “không cho là phải”. Theo quan niệm Nho giáo về tình phụ tử đã có thể quy thái độ đó là bất hiếu nhưng trước sau ông vẫn trung thành với nhận thức về lẽ phải theo cách nghĩ của mình, không cố chấp theo thành kiến sai lầm. Ngay cả đến khi vận nước trong tay, quân quyền đều do ở mình, ông từng hỏi ý kiến của hai gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng. Chính nhận thức của hai người thuộc tầng lớp bình dân này đã giúp ông củng cố thêm ý thức về lí tưởng trung hiếu và thực sự “cảm phục đến khóc”. Mặt khác, Trần Quốc Tuấn còn đem chuyện này hỏi thử hai người con xem thái độ thế nào. Với câu trả lời của Hưng Vũ Vương : “Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ” thì ông “ngầm cho là phải”, bởi người con đã có ý thức trách nhiệrn và lẽ phải, biết đặt quyền lợi cá nhân gia đình mình sau quyền lợi của cả đất nước. Với câu trả lời của người con thứ Hưng Nhượng Vương, ông tỏ thái độ không khoan nhượng, rút gươm kể tội : “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và để lại lời nguyền : “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”. Đó là những chi tiết thực sự đắt giá mà sử quan đã chọn lọc, ghi chép, truyền lại thành bài học cho đời. Đó cũng là trang sử vàng khắc ghi nhân cách cao cả, trong sáng của người anh hùng Trần Hưng Đạo trước quyền lợi và vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Xem thêm  Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật Lý lớp 10 – Trường THPT Phú Hòa

Đoạn sứ tiếp theo có ý nghĩa tổng kết, nhận định, binh phẩm về nhân cách Trần Quốc Tuấn sau khi ông qua đời. Bên cạnh những lời xưng tụng, đề cao công đức người đã khuất, đoạn sử nhấn mạnh phẩm chất khoan hoà, biết mình biết người, biết giữ phận và không bao giờ kiêu căng, tự phụ, lạm dụng quyền chức thường dễ thấy ở người có chút công lao. Đó là khi được gia phong Thượng quốc công, ông có quyền phong tước cho người khác nhưng vẫn kính cẩn giữ phận bề tôi “chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Tuy không lạm dụng quyền chức để ban thưởng tự do theo ý mình song Trần Quốc Tuấn lại là người khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Rất nhiều môn khách vốn xuất thãn bình dân như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thê Trực,… đã được ông tiến cử, trở thành người có công đánh giặc, trực tiếp tham gia triều chính và đều nổi tiếng về văn chương, chính sự. Điều này không chỉ khác thường mà có thể nói còn có phần vượt khỏi khuôn phép nhà Trần vốn quá coi trọng việc dùng người trong dòng tộc, kê từ cách thức thi cử, tuyển người cho đến chuyện dựng vợ gả chồng cũng trong nội bộ họ tộc. Đó chính là chỗ khác người, hơn người, bộc lộ tầm tư tưởng khoáng đạt, tầm nhìn xa trông rộng và thái độ biết trân trọng người hiền tài, tạo mọi điều kiện để họ có thể thi thố tài năng dựng xây vưowng triều, dựng xây đất nước.

Toàn bộ đoạn sử trên không thuộc lối chép sử theo trình tự biên niên sự kiện mà thực chất là cách phác thảo, mô tả chân dung đan xen với lời bình luận nhân vật lịch sứ nên giàu chất văn chương, giàu chi tiết, hình ảnh. Có khi qua những sự việc, có khi qua cách ứng xử, thái độ và lời đối thoại mà thể hiện được phẩm chất người anh hùng Trần Quốc Tuấn mưu lược, tiết tháo và một lòng giữ gìn trung nghĩa. Từng sự kiện, từng chi tiết sinh động, chọn lọc nối tiếp nhau đã khắc hoạ được hình ảnh chân dung người anh hùng Trần Quốc Tuấn vừa đời thường vừa thực sự cao cả, kì vĩ. Có khi chỉ qua một chi tiết mà thể hiện sinh động chân dung người anh hùng : “Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng : “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”, Quốc Tuấn trả lời : “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên cơ nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn”,… Đoạn sử có thêm lời kể khoa trương, nâng cấp hình ảnh Trần Quốc Tuấn thành biểu tượng người anh hừng dân tộc và linh thiêng hoá ông thành một vị thần linh bảo hộ cho cuộc sống chúng dân. Đó là tâm thức văn hoá, sự kính trọng và ngưỡng vọng của nhà chép sử cũng như của nhân dân đối với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nói riêng và tất cả những người có công gìn giữ nền độc lập dân tộc,

Xem thêm  Looking Back + Project – trang 34 Unit 3 Music? Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 mới

Ghi nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tư cách người anh hùng dân tộc và nhân vật đã thành truyền thuyết linh thiêng, hơn hai ihế kỉ sau, nhà thơ Đặng Minh Khiêm (thế kỉ XV – XVI) có thơ đề vịnh :

Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung,

Mậu kiến Trùng hưng đệ nhất công.

Một hậu uy do tồi Bắc lỗ,

Y thiên trường kiếm dạ minh phong.

(Sinh ra giữa lúc trong nhà có hiềm khích nhưng thề dốc lòng trung Đã lập công hiển hách bậc nhất ở thời Trùng hưng.

Sau khi mất mà oai thanh còn bẻ gãy giặc Bắc,

Thanh kiếm dài tựa vào trời nổi gió ban đêm).

Lê Thước dịch thơ :

Quyết bỏ hiềm nhà, vẹn chữ trung,

Trùng hưng nghiệp lớn lập nhiều công.

Uy còn phủ giặc thân tuy thúc,

Tiếng gió gầm đêm kiêm muốn vung.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Nguyễn Dữ) – Ngữ Văn 10 >>

Thấy bài viết hay hãy đánh giá làm động lực cho chúng tôi bạn nhé

Chọn số sao muốn đánh giá

Xếp hạng trung bình / 5. Số lượng đánh giá:

Chưa có đánh giá nào cho bài viết. Bạn hãy đánh giá để làm người đánh giá đầu tiên cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.