Phân tích, bình giảng tác phẩm Thái Phó Tô Hiến Thành (Trích “Đại Việt sử học”) – Ngữ Văn 10

()

Đang tải…

THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

(Trích Đại Việt sử lược)

Đại Việt sử lược là một trong những bộ sử cổ nhất còn giữ lại được đến ngày nay. Hiện vẫn chưa rõ tác giả là ai, chỉ biết sách được hoàn thành vào khoảng cuối thế kỉ XIV và may mắn còn truyền lại khá nguyên vẹn. Bộ sử gồm ba quyển : Quyển I chép các việc từ thượng cổ đến hết Tiền Lê (1009), Quyển II chép các việc nhà Lí từ vua Thái Tổ (1010) đến triều Nhân Tồng (1127), Quyển III chép tiếp từ đời vua Thần Tông (1128) đến Huệ Tông (1224). Giống như các bộ sử dưới thời phong kiến, cách viết ở đây cũng tuân theo thứ tự sự kiện, thời gian và triều đại. Đồng thời trong Đại Việt sử lược cũng lưu giữ được nhiều bài sấm kí, nhiều trang phác hoạ tính cách, việc làm, phẩm chất con người thực sự sinh động, giàu tính văn học. Bài Thái phó Tô Hiến Thành là do người ngày nay dịch từ nguyên bản chữ Hán và đặt thêm tên.

Tô Hiến Thành (? – 1179) có tên hiệu là Phi Diên, sinh ở đất Ô Diên (nay thuộc xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội), làm quan triều nhà Lí trải các đời vua Anh Tông, Cao Tông. Ông tài kiêm văn võ, đã từng cầm quân đánh bắt bọn phản nghịch Thân Lợi, Ngưu Hống và được phong Thái uý, sau đó là Thái sư phụ chính. Ông giúp điều hành việc nước, khuyến khích sự học, chăm sóc nông tang khiến cho nước được thịnh trị.

Khác với việc viết liệt truyện và truyện kí danh nhân, cách thể hiện nhân vật Tô Hiến Thành trong Đại Việt sử lược không nhằm tóm tắt, bao quát những nét chính trong cuộc đời mà trước hết phải tuân theo lối chép sử, tuân theo trình tự thời gian. Cả hai đoạn trong bài Thái phó Tô Hiến Thành đều gắn với từng thời điểm, từng chặng đường đời nhân vật và từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên thực tế, tất cả những hành động, tính cách của nhân vật đều nằm trong tuyến sự kiện, trong một dãy các biến cố và phục vụ cho mục đích cao nhất là tái hiện các sự kiện lịch sử như nó vốn đã diễn ra. Trong đoạn trích thứ nhất là sự khẳng định việc Lí Cao Tông lên ngôi và mẹ con Vương hậu Đỗ Thuỵ Châu – Bảo Quốc Vương Lí Long Xưởng dù có mưu mô thế nào cũng không thể đảo ngược được tình thế. Đến đoạn trích thứ hai, rút cuộc Thái hậu không nghe theo lời trung nghĩa của Tô Hiến Thành mà lấy ngay người em trai của mình là Đỗ An Thuận lên coi việc triều chính, sử dụng người thân thích đế lập vây cánh, bè đảng.

Xem thêm  Unit 5 Technology and You (E. Language Focus) Trang 60-61 Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10

Văn học dưới thời trung đại thường in đậm dấu ấn tư duy “văn – sử – triết bất phân”, đặc biệt là “văn – sử bất phân”. Trong khi nhiều tác phẩm văn học in đậm dấu ấn sử học thì cũng lại có nhiều trang sử được ghi chép một cách sinh động, giàu tính nghệ thuật, giàu chất văn chương. Bài Thái phó Tô Hiến Thành trích trong sách Đại Việt sử lược là một trong những trang viết thực sự sinh dộng, hấp dẫn như íhế.

Xét trên phương diện văn học, ở đoạn thứ nhất, tác giả tập trung nhấn mạnh việc vua Anh Tông qua đời, con là Long Cán mới hai tuổi “đương ấu thơ” lên nối ngôi trong khi Thái hậu lại “có ý phế lập Long Cán”, đưa Long Xưởng thay ngôi. Rõ ràng Thái hậu là người có thế lực, lắm mưu mô, thủ đoạn. Lợi dụng khi Tô Hiến Thành đi sứ, bà đem vàng lụa đến hối lộ vợ ông để xui nói với chồng. Biết mưu này không xong. Thái hậu lại cho gọi Tô Hiến Thành đến khuyên bảo, vừa bóng gió đe nẹt vừa ngon ngọt dụ dỗ, đem lợi lộc đời thường mà hứa hẹn, nhử mồi. Đây chính ỉà tình thế mang tính kịch, chất chứa khả năng xung đột và đặt Tô Hiến Thành trước thử thách giữa một bên là mối lợi tiền bạc, giàu sang với một bên là nguy cơ hiểm hoạ khôn lường ; giữa một bên là sự trung thực, tôn trọng lẽ phải vói một bên là quy phục trước uy quyền, buông xuôi theo thời cuộc. Nhưng chính qua thử thách này mà nhân cách, phẩm chất con người Tô Hiến Thành được khẳng định, trở nên tấm gương chói sáng. Trước vàng lụa và những lời ngon ngọt, Tô Hiến Thành nói : “Ta ở ngôi Tê tướng, nhận lời cố thác của Tiên Vương để phò ấu chúa. Nay nhận đồ hối lộ của người mà mưu phế lập, thiên hạ sẽ nói ta như thế nào ? Giá như mọi người là kẻ bưng tai bịt mắt không biết thì ta biết ỉấy lời nào đê trả lời Tiên Vương ở dưới suối vàng Câu nói của Tô Hiến Thành không bàn đến sự lợi hại, được mất mà có ý nghĩa như một lời phản tỉnh, tự vấn lưưng tâm. Ông ý thức rằng danh dự của mình trước dư luận là điều hệ trọng song giả định ngay cả khi mọi người không ai biết, không ai dám nói chăng nữa thì sau này chết đi rồi, “biết lấy lời nào để trả lòi Tiên Vương ở dưới suối vàng ?”. Tiếp đó, khi Thái hậu vừa ngụ ý doạ nạt vừa đem mối lợi ra phân tích, câu nhử thì ông khẳng khái phản bác : “Bất nghĩa mà được phú và quý, đó khỏng phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi, lời di chúc của Tiên Vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào ? Thần không dám vâng lời”,… Câu trả lời lần này của Tô Hiến Thành thể hiện rõ sắc thái khẳng định, vạch trần việc làm của Thái hậu là “bất nghĩa”, trái đạo nên dù mối lợi lớn đến đâu thì người trung thần nghĩa sĩ cũng không thể tiếp tay, phò nịnh, cúi đầu vâng theo. Tính kịch đạt tới cao trào khi Thái hậu bất chấp đạo nghĩa, quyết thực hiện đến cùng ý chí kẻ nắm quyền lực nên đã sai triệu gấp Bảo Quốc Vương. Đến nước này thì Tô Hiến Thành cũng tỏ rõ chính kiến, một mặt giải thích cho các Đô quan chức tả hữu hiểu về lẽ chính tà, phải trái ; mặt khác, tỏ rõ thái độ cương quyết và đặt điều kiện cho các quan lựa chọn chỉ một trong hai con đường : “Kẻ vâng lời ta được thưởng lâu dài, kẻ trái mệnh ta sẽ bị giết phơi ngoài chợ”,… Những lời biện luận phân minh, giải thích có lí có tình và kết luận đanh thép, kiên quyết đã giúp Tô Hiến Thành ngăn chặn được mưu mô gây biến loạn, hoàn thành được công việc hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia mà vua Anh Tông kí thác. Trong trường hợp này, hành động của Tô Hiến Thành phù hợp với quyền lợi quốc gia nên nhân cách ông càng được người đời coi trọng, đề cao.

Xem thêm  Bất đẳng thức – Chuyên đề đại số 10

Trong đoạn thứ hai, tính cách trung thực và tinh thần vì nghĩa lớn của Tô Hiến Thành được khắc hoạ nổi bật qua mấy câu trả lòi ngắn gọn. Khi được hỏi về việc tìm người thay thế mình, ý kiến của Tô Hiến Thành đã vượt ra ngoài tầm dự đoán của Thái hậu. Hoạt cảnh diễn ra với hình ảnh quan Thái uý đương chức Tô Hiến Thành bị ốm nặng mà hai ứng cử viên lại mỗi người một vẻ. Quan Tham tri chính sự Vũ Tán Đường thì ngày đêm hầu hạ bên cạnh trong khi quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận nhiều việc, không lúc nào rảnh rang đến thăm. Theo lẽ phải thông thường, người ta dễ cất nhắc, ban ơn, cộng điểm cho kẻ thân cận, gần gũi với mình. Đến trường hợp Tô Hiến Thành thì ngược lại, ông không để những suy nghĩ cảm tính và tình cảm uỷ mị cá nhân đời thường chen vào việc chung, việc lớn, việc triều đình. Ồng tỏ ra thực sự công tâm, ngay thẳng khi tỏ bày chính kiến : “Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá ; nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì, phi Tán Đường còn ai nữa Có thể nói trong tâm tưởng Tô Hiến Thành đã phân thân thành hai con người : một nửa dồn nén sự cảm mến, biết ơn, ghi nhận công phụng dưỡng của Tán Đường ; một nửa kiên quyết lựa chọn Trung Tá vì công việc chung, vì đại nghĩa, vì sự nghiệp cả một dân tộc. Tuy nhiên, lần này ông đã không làm được gì nhiều hơn việc để lại một bài học lịch sử về nhân cách làm người, về tinh thần công tâm, khách quan trong cách đánh giá, lựa chọn và sử dụng người hiền tài. Bởi lẽ, Thái hậu rút cuộc tuy khen Hiến Thành có lòng trung nhưng vẫn không nghe theo lời ông mà lại lấy người em trai là Đỗ An Thuận coi việc triều chính. Đến chỗ này, có thể nói ngòi bút chép sử lại tiếp tục chi phối, quy định cách thức ghi chép, thông tin sự kiện, sự việc như nó vốn đã xảy ra. Đó là sự thật lịch sử, là “những lối không ngờ” của bước đi lịch sử và chính điều đó càng tôn vinh phẩm giá con người Tô Hiến Thành.

Xem thêm  Communication and Culture – trang 45 Unit 4 For A Better Community? Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 10 mới

Ghi nhớ về Tô Hiến Thành, nhiều thi nhân đời sau như Đặng Minh Khiêm, Tự Đức, Nguyền Khuyến đã làm thơ đề vịnh, ngợi ca, tôn vinh ông. Đơn cử bài thơ chữ Hán Vịnh Tô Hiến Thành của Tam nguyên Nguyễn Khuyến             :

Trụ thạch nguyên thần thiết thạch can,

Đảm dương phụ hạ bất từ nan.

Tiên hoàng dĩ phó cô tam xích,

Triết hậu đồ thi xảo bách đoan.

Thiên cổ huân danh thai đỉnh tại,

Bách niên tôn miếu Thái Bàn an.

Tứ đồ không triệu bồ hoàng hấn,

Thuỳ hội trung tâm nhất thốn đan.

Nguyễn Văn Huyền dịch thơ :

Bầy tôi trụ cột, bậc can trường,

Phụ chính gian nan, vai đảm đương.

Xoay trở trăm vành mưu Thái hậu,

Thác cô một dụ mệnh Tiên hoàng.

Công lao ngàn thuở cồn vằng vặc,

Tông xá trăm năm vẫn vững vùng.

Tranh tặng, cuối cùng cơ nghiệp mất,

Rày ai vẽ được tấm son chăng ?

Đến ngày nay, tên tuổi Tô Hiến Thành còn tiếp tục được tái hiện thành hình tượng nghệ thuật trong thơ ca, tiểu thuyết, sân khấu và được đặt thành tên phố thuộc quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội và một số thành phố khác.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”) – Ngữ Văn 10 >>

Thấy bài viết hay hãy đánh giá làm động lực cho chúng tôi bạn nhé

Chọn số sao muốn đánh giá

Xếp hạng trung bình / 5. Số lượng đánh giá:

Chưa có đánh giá nào cho bài viết. Bạn hãy đánh giá để làm người đánh giá đầu tiên cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.