1. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN.
A. Thí nghiệm Hex về hiện tượng quang điện.
Nhận xét hiện tượng.
+ Hình 1: Ta đặt tấm thủy tinh trước đèn hồ quang, thấy không có hiện tượng gì sảy ra với hai tấm kẽm tích điện âm
+ Hình 2: Khi bỏ tấm thủy tinh trong suốt ra một lúc sau thấy hai lá kẽm bị cụp xuống( sau đó xòe ra). Chứng tỏ điện tích âm của lá kẽm đã bị giải phóng ra ngoài.
+ Thí nghiệm số 2 gọi là thí nghiệm về hiện tượng quang điện ngoài ( qui ước gọi là hiện tượng quang điện)
B. Định nghĩa về hiện tượng quang điện ngoài:
Hiện tượng khi chiếu ánh sáng vào tấm kim loại làm các electron bật ra ngoài gọi là hiện tượng quang điện ngoài. Trong đó các Electron bật ra gọi là e quang điện, ánh sáng chiếu tới là ánh sáng kích thích, tấm kim loại được chiếu sáng gọi là Katot.
2. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
+ Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôton( các lượng tử ánh sáng) . Mỗi phôtôn có năng lượng xác định ξ = hf. Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số phô tôn phát ra trong 1 giây.
+ Phân tử, nguyên tử, eletron… phát ra hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phô tôn.
+ Các phô tôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ trong chân không.
3. LƯỠNG TÍNH SÓNG HẠT CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ
A. Thang sóng điện từ
B. Lưỡng tính chất sóng hạt của ánh sáng.
+ Sóng điện từ vừa mang tính chất sóng vừa mang tính chất hạt.
+ Với sóng có bước sóng càng lớn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ ( các hiện tượng như giao thoa, khúc xạ, tán sắc…)
+ Với các sóng có bước sóng càng nhỏ thì tính chất hạt thể hiện càng rõ ( các hiện tượng như quang điện, khả năng đâm xuyên, ion hóa không khí…)
4. CÁC ĐỊNH LUẬT QUANG ĐIỆN
+ Định luật 1: ( Định luật về giới hạn quang điện)
Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào tấm kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng .
được gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó. (
≤
)
+ Định luật 2: (Định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa)
Đối với mỗi ánh sáng kích thích có ( ≤
), cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ của chùm sáng kích thích.
+ Định luật 3: ( Định luật về động năng cực đại của quang electron)
Động năng ban đầu cực đại của quang electron không phụ thuộc cường độ của chùm kich thích, mà chỉ phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm Katot.
5. CÁC CÔNG THỨC QUANG ĐIỆN CƠ BẢN
A. Công thức xác định năng lượng phô tôn: ξ = hf
Trong đó:
+ là hằng số Plank;
+ là tần số ánh sáng, khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tần số không thay đổi, cho nên năng lượng photon cũng không thay đổi.
BÀI 1: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI
BÀI 2: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI ( PHẦN 2)
BÀI 3: TIA RƠN GHEN (TIA X)
BÀI 4: MẪU NGUYÊN TỬ BOR – QUANG PHỔ HIDRO
BÀI 5: HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG; TIA LAZE HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG; PIN MẶT TRỜI